Nhựa đường hay còn gọi là Bitum là khái niệm chỉ các sản phẩm cuối cùng trong quá trình chưng cất dầu khí. Theo thang phân chia này, nhựa đường mang tính chất của các sản phẩm dầu khí nhưng là dầu khí cô đặc, có độ nóng chảy cao so với các sản phẩm cùng loại. Để xác định phẩm cấp của nhựa đường phục vụ công việc, người ta đưa ra các chỉ tiêu của nhựa đường.
1. Khả năng kết dính nội tại của bitum- đánh giá thông quá thí nghiệm độ dãn dài (TCVN 7496:2005/ASTM D 113-99).
2. Khả năng kết dính với cốt liệu - đánh giá thông quá thí nghiệm xác định độ dính bám với cốt liệu (TCVN 7504:2005).
3. Tính ổn định nhiệt - xác định gián tiếp tính toán từ các chỉ tiêu thông dụng:
- Chỉ số độ kim lún PI (Penetration Index).
- Độ nhạy cảm độ nhớt - nhiệt độ (VTS).
- Số độ kim lún - độ nhớt (Pen-Vis Number-PVN).
- Thí nghiệm lún vệt bánh xe (wheel tracking test), Gián tiếp mô phỏng sự ổn định nhiệt bitum thông qua sự ổn định của hỗn hợp BTN, kiểm tra theo AASHTO T 324-04.
- Tính ổn định nhiệt ở nhiệt độ thấp - xác định bằng thí nghiệm kéo trực tiếp (Direction tension tester). Mô phỏng hiện tượng mặt đường bị nứt do bitum hóa cứng ở nhiệt độ thấp.
4. Hàm lượng Paraphin: xác định theo TCVN 7503:2005.
5. Thuộc tính đàn - nhớt của bitum: xác định bằng thí nghiệm cắt động lưu biến- DSR AASHTO TP5/17/.
6. Độ bền của bitum: xác định thông qua thí nghiệm:
- Gia nhiệt màng mỏng RTFO và xác định lượng tổn thất sau khi gia nhiệt ở 163oC duy trì trong 5h TCVN 7499:2005 (ASTM D 6-00) và tỷ lệ độ kim lún của mẫu nhựa sau khi gia nhiệt so với mẫu nhựa gốc ban đầu. TCVN 7495:2005 (ASTM D 5-97).
- Thí nghiệm hóa cứng bitum bằng bình áp lực PAV (AASHTO- TP4).
7. Hiện tượng mỏi của vật liệu bitum trong mặt đường: đánh giá thông qua các thí nghiệm uốn dầm (Bending Beam Rheometer - AASHTO TP1/18 hoặc mô hình ép chẻ, tuy nhiên mô hình thí nghiệm uốn dầm phù hợp hơn và được sử dụng phổ biến hơn.
Nhận xét: Trong 7 tiêu chí đánh giá chất lượng nhựa đường ở trên thì khả năng đáp ứng được trong quá trình thiết kế bê tông nhựa ở Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng được ở mức độ nhất định.
a. Tiêu chí thứ nhất, tiêu chí thứ hai và tiêu chí thứ tư đáp ứng được hoàn toàn và là một trong những qui định phải đạt yêu cầu đối với vật liệu nhựa đường đưa vào sử dụng theo qui trình TCVN 7493:2005.
b. Tiêu chí thứ 3, 5, 7: Chưa được xem xét tới cho các dự án ở Việt Nam, các thí nghiệm liên quan tới các tiêu chí này chỉ được thực hiện trong phạm vi thực hiện các báo cáo khoa học, đề tài khoa học hay các mục đích nghiên cứu. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8819-2011 có đề cập tới thí nghiệm lún vệt bánh xe bằng thiết bị “wheel tracking divice”-xác định theo tiêu chuẩn AASHTO T 324-04, nhưng nêu rõ “chỉ áp dụng cho các công trình đặc biệt theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư”.
c. Tiêu chí thứ 6: đáp ứng được một phần là thí nghiệm xác định tổn thất khối lượng sau khi ra nhiệt 5 giờ ở 163oC, (TCVN 7499:2005), và tỷ lệ độ kim lún của mẫu nhựa sau khi gia nhiệt so với mẫu nhựa gốc ban đầu. TCVN 7495:2005 . Thí nghiệm hóa cứng bitum bằng bình áp lực PAV chưa được đề cập trong tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay.
d. Cần bổ sung vào tiêu chuẩn nhựa đường ở Việt Nam hiện nay các chỉ tiêu: Chỉ số độ kim lún PI; Độ nhớt động lực ở 600C; Các chỉ tiêu thí nghiệm trên mẫu nhựa sau khi thí nghiệm TFOT (Tổn thất khối lượng; Tỷ lệ độ kim lún còn lại so với độ kim lún ban đầu; Độ kéo dài ở 250C).
e. Quy định phải thí nghiệm vệt hằn bánh xe với lớp mặt bê tông nhựa trên các đường chịu tải trọng nặng. Các thí nghiệm cần thực hiện cả trong giai đoạn thiết kế cold bin, hot bin và kiểm tra đánh giá sau khi thi công.